Quá khứ đơn (Past simple) là một trong các thì cơ bản trong tiếng Anh mà ai cũng cần nắm vững để có thể sử dụng trong giao tiếp và đạt được chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEIC. Cấu trúc thì quá khứ đơn là một thì khá đơn giản trong 12 thì tiếng Anh. Để có thể sử dụng thành thạo thì các bạn hãy ôn lại những kiến thức về khái niệm, cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết về thì quá khứ đơn để áp dụng nhé:
Thì quá khứ đơn (Past simple tense) dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
Khi chia động từ thì quá khứ đơn thường có 2 dạng là dạng động từ thường và động từ To Be. Cùng tìm hiểu cấu trúc quá khứ đơn dưới đây nhé!
Cấu trúc: S + was/ were +…
Trong đó: S (subject): Chủ ngữ
Lưu ý:
Ví dụ:
Cấu trúc: S + was/ were + not
Lưu ý:
Ví dụ:
Câu hỏi thì quá khứ đơn được chia làm 2 dạng: dạng Yes/No question và dạng câu hỏi WH. Sử dụng Was/Were trong câu nghi vấn quá khứ đơn như thế nào? Hãy cùng tham khảo công thức sau đây nhé!
Cấu trúc: Was/ Were + S +…?
Trả lời:
Ví dụ:
=> Yes, I was./ No, I wasn’t.
Cấu trúc: WH-word + was/ were + S (+ not) +…?
Trả lời: S + was/ were (+ not) +….
Ví dụ:
Cấu trúc: S + V2/ed +…
Trong đó:
Ví dụ:
Cấu trúc: S + did not + V (nguyên mẫu)
Lưu ý: did not = didn’t
Ví dụ:
Cấu trúc: Did + S + V (nguyên thể)?
Trả lời: Yes, S + did./No, S + didn’t.
Ví dụ:
=> Yes, I did./ No, I didn’t.
=> Yes, he did./ No, he didn’t.
Cấu trúc: WH-word + did + S + (not) + V (nguyên mẫu)?
Trả lời: S + V-ed +…
Ví dụ:
Làm sao để chia động từ trong công thức quá khứ đơn mà TOPICA Native vừa tổng hợp trên đây? Hãy cùng theo dõi dưới đây nhé!
Một số lưu ý khi chia động từ quá khứ đơn:
Đối với các động từ không phải động từ bất quy tắc, ta thêm “ed” vào sau động từ:
Ví dụ: Watch – watched / turn – turned/ want – wanted/ attach – attached/…
Ví dụ: type – typed/ smile – smiled/ agree – agreed
Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.
Ví dụ: stop – stopped/ shop – shopped/ tap – tapped/
Ngoại lệ một số từ không áp dụng quy tắc đó: commit – committed/ travel – travelled/ prefer – preferred
Ví dụ: play – played/ stay – stayed
Ví dụ: study – studied/ cry – cried
Đọc là /id/ | khi tận cùng của động từ là /t/, /d/ |
Đọc là /t/ | khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/ |
Đọc là /d/ | khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại |
Một số động từ bất quy tắc không thêm “ed”.
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo quy tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần tự học thuộc chứ không có một quy tắc chuyển đổi nào. Dưới đây một số động từ bất quy tắc:
Thì quá khứ đơn là một trong những thì có cách sử dụng khá dễ để nắm vững. Tuy nhiên đừng thấy vậy mà vội chủ quan. Nếu bạn muốn nắm chắc loại thì này hãy cùng xem bảng dưới đây để hiểu được chi tiết nhất cách dùng của thì quá khứ đơn nhé.
Cách dùng thì quá khứ đơn | Ví dụ về thì quá khứ đơn |
Diễn tả một hành động, sự việc đã diễn ra tại một thời điểm cụ thể, hoặc một khoảng thời gian trong quá khứ và đã kết thúc hoàn toàn ở quá khứ. |
→ sự việc “quả bom nổ” và “các con về nhà muộn” đã diễn ra trong quá khứ và đã kết thúc trước thời điểm nói. |
Diễn tả một hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ. |
→ sự việc “thăm ba” và “thăm vườn bách thú” đã từng xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ. |
Diễn đạt các hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ. |
→ ba hành động “về nhà”, “ngủ” và “ăn trưa” xảy ra nối tiếp nhau trong quá khứ.
→ hành động “làm đau chân” xảy ra ngay liền sau “ngã cầu thang” trong quá khứ. |
Diễn tả một hành động xen vào một hành động đang diễn ra trong quá khứ.
LƯU Ý: Hành động đang diễn ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn. |
→ việc “đèn tắt” và “trời mưa” xảy ra xen ngang vào một sự việc đang trong quá trình tiếp diễn trong quá khứ. |
Dùng trong câu điều kiện loại II (câu điều kiện không có thật ở hiện tại) |
→ việc “bạn là tôi” hay “có thật nhiều tiền” đều không có thật trong hiện tại. |
Dùng trong câu ước không có thật |
I wish I were in America now. (Tôi ước gì bây giờ tôi ở Mỹ) → việc “ở Mỹ” là không có thật trong hiện tại. |
Dùng trong một số cấu trúc:
It’s + (high) time + S + Ved It + is + khoảng thời gian + since + thì quá khứ |
It is high time we started to learn English seriously. (Đã đến lúc chúng ta phải bắt đầu học tiếng Anh nghiêm túc) |
Câu hỏi có thể ở hiện tại hoàn thành những câu trả lời ở quá khứ | Nếu người đưa thư thường đến khoảng giữa 9 giờ và 10 giờ, thì từ 9 giờ đến 10 giờ chúng ta sẽ nói:
→ Has the postman come yet/this morning? (Sáng nay người đưa thư đã đến chưa?) Nhưng sau giai đoạn từ 9 giờ đến 10 giờ thì chúng ta sẽ nói: → Did the postman come this morning? (Sáng nay, người đưa thư đã đến rồi chứ?) |
Thì quá khứ đơn hay được dùng khi trong câu có for + khoảng thời gian trong quá khứ”. Nếu hành động xảy ra trong một khoảng thời gian và đã chấm dứt trong quá khứ, ta phải dùng thì quá khứ đơn. Còn nếu hành động đó vừa bắt đầu trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và còn tiếp tục ở tương lai, hay kết quả của nó vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại, thì ta dùng thì hiện tại hoàn thành. |
|
Dùng để miêu tả một sự kiện lịch sử. |
The Chinese invented printing. (Người Trung Quốc đã phát minh ra máy in) |
Khi hành động xảy ra một cách rõ ràng ở một thời điểm nhất định ngay cả khi thời điểm này không được đề cập đến.
|
|
Thì quá khứ đơn được dùng cho những hành động đã hoàn tất trong quá khứ ở một thời điểm nhất định. Vì thế nó được dùng cho một hành động quá khứ khi nó chỉ rõ thời điểm hoặc khi thời điểm được hỏi đến. |
When did you meet him? (Anh đã gặp hắn lúc nào?) |
Các từ nhận biết thì quá khứ đơn gồm:
Ví dụ 1: Yesterday morning, Jimmy got up early; then he ate breakfast and went to school. (Sáng hôm qua, Jimmy dậy trễ, sau đó cậu ấy ăn sáng và đến trường)
Ví dụ 2: The plane took off two hours ago. (Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)
Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc, cách dùng và cách nhận biết thì quá khứ đơn. Nếu bạn muốn hỗ trợ thêm (hoàn toàn miễn phí), hãy liên hệ với Grow Global Group!
———————————————
Grow Global Group
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.84.83.82
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
Hotline: 0836.032.711
• Cơ sở Đông Anh: 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0395.900.262
Để dễ phân biệt và so sánh, bạn xem bảng phân loại sau đây:
Đại từ nhân xưng | Tân ngữ | Tính từ sở hữu | Đại từ sở hữu | Đại từ phản thân |
I (Tôi) | Me | My | Mine | Myself |
We (Chúng tôi, chúng ta) | Us | Our | Ours | Ourselves |
You (số ít) (Bạn) | You | Your | Yours | Yourself |
You (số nhiều) (Các bạn) | You | Your | Yours | Yourselves |
He (Anh ấy) | Him | His | His | Himself |
She (Cô ấy) | Her | Her | Hers | Herself |
It (Nó) | It | Its | Its | Itself |
They (Họ, Chúng) | Them | their | theirs | Themselves |
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
Lưu ý:
Ví dụ:
Người ta dùng đại từ sở hữu để tránh khỏi phải nhắc lại tính từ sở hữu + danh từ đã đề cập trước đó. Nó có nghĩa: mine = cái của tôi; yours = cái của (các) bạn; … Do đó chúng thay thế cho danh từ. Đừng bao giờ dùng cả đại từ sở hữu lẫn danh từ.
Đại từ nhân xưng | Đại từ sở hữu | Phiên âm |
Tôi – I | Mine | /main/ |
Chúng tôi, chúng ta – We | Ours | /aʊəz/ |
Ông, bà, anh, chị – You | Yours | /jɔ:z/ |
Các anh, các chị, các bạn – You | Yours | /jɔ:z/ |
Anh ấy – He | His | /hiz/ |
Chị ấy – She | Hers | /hɜ:z/ |
Nó – It | Its | /its/ |
Họ, chúng nó, tụi nó… – They | Theirs | /ðeəz/ |
Ví dụ:
Tính từ sở hữu khác với đại từ sở hữu (nêu trên) ở chỗ nó bổ nghĩa cho danh từ chứ không thay thế cho danh từ. Gọi là tính từ sở hữu vì nó thể hiện tính chất sở hữu của người hoặc vật đối với danh từ đi sau nó.
Đại từ chủ ngữ | Tính từ sở hữu |
I | My |
We | Our |
You (số ít) | Your |
You (số nhiều) | Your |
He | His |
She | Her |
It | Its |
They | Their |
Đại từ tân ngữ cũng là đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ.
Đại từ chủ ngữ | Đại từ tân ngữ |
I | Me |
You | You |
He | Him |
She | Her |
It | It |
they | them |
Ví dụ:
Đại từ phản thân là đại từ đặc biệt phải dùng khi chủ ngữ và bổ ngữ là một.
Đại từ chủ ngữ | Đại từ tân ngữ |
I | Myself |
We | Ourselves |
You | Yourself |
You | Yourself |
He | Himself |
She | Herself |
It | Itself |
They | Themselves |
Ví dụ:
Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng và cách phân biệt giữa Đại từ nhân xưng, Đại từ sở hữu, đại từ tân ngữ, tính từ sở hữu và Đại từ phản thân. Nếu bạn muốn hỗ trợ thêm (hoàn toàn miễn phí), hãy liên hệ với Grow Global Group!
———————————————
Grow Global Group
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.84.83.82
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
Hotline: 0836.032.711
• Cơ sở Đông Anh: 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0395.900.262
ST | Động từ tobe | Động từ thường |
Công thức |
- I + am - He/ She/ It/ Danh từ số ít/ Danh từ không đếm được + is - You/ We/ They/ Danh từ số nhiều + are |
S + V(s/es) - I/ We/ You/ They/ Danh từ số nhiều + V(nguyên thể) - He/ She/ It/ Danh từ số ít/ Danh từ không đếm được + V(s/es) |
Ví dụ |
- I am an engineer. (Tôi là một kỹ sư.) - Ms Rhea is a lecturer. (Cô Rhea là một giảng viên.) - The car is expensive. (Chiếc ô tô này rất đắt tiền.) - They are students. (Họ là sinh viên.) |
- Candy often goes to school on foot. (Candy thường đi bộ đến trường.) - Lynda does yoga every evening. (Lynda tập yoga mỗi tối.) - The Sun sets in the West. (Mặt trời lặn ở hướng Tây.) |
Lưu ý:
- Với các từ có tận cùng là “o”, “ch”, “sh”, “x”, “s” thì khi dùng với ngôi số ít, thêm đuôi “es”. (go -goes; do – does; watch – watches; fix – fixes, miss – misses, wash - washes )
- Với các từ có tận cùng là “y” thì khi dùng với ngôi số ít, bỏ “y” và thêm đuôi “ies” (copy – copies; study – studies)
- Với các từ còn lại, thêm đuôi “s”. (see – sees; play – plays,…)
Động từ “to be” |
Động từ chỉ hành động |
|
Công thức |
S + am/are/is + not +N/ Adj |
S + do/ does + not + V(nguyên thể) (Trong đó: “do”, “does” là các trợ động từ.) |
Chú ý (Viết tắt) |
is not = isn’t are not = aren’t |
do not = don’t does not = doesn’t |
Ví dụ |
• I am not an engineer. (Tôi không phải là một kỹ sư.) • Matthew is not (isn’t) a lecturer. (Matthew không phải là một giảng viên.) • The car is not (isn’t) expensive. (Chiếc ô tô không đắt tiền.) • They are not (aren’t) students. (Họ không phải là sinh viên.) |
• I do not (don’t) often go to school on foot. (Tôi không thường đi bộ đến trường.) • Candy does not (doesn’t) do yoga every evening. (Cô ấy không tập yoga mỗi tối.) • The Sun does not (doesn’t) set in the South. (Mặt trời không lặn ở hướng Nam.) |
Đối với Câu phủ định, phần động từ thường, các bạn rất hay mắc phải lỗi thêm “s” hoặc “es” đằng sau động từ. Các bạn chú ý:
Chủ ngữ + don’t/ doesn’t + V (nguyên thể - không chia)
Ví dụ:
Câu sai: She doesn’t likes chocolate. (Sai vì đã có “doesn’t” mà động từ “like” vẫn có đuôi “s”)
=> Câu đúng: She doesn’t like chocolate.
a. Câu nghi vấn sử dụng trợ động từ (Câu hỏi Yes/ No)
|
Động từ to “be” |
Động từ chỉ hành động |
|
Công thức |
Q: Am/ Are/ Is (not) + S + N/Adj? A: - Yes, S + am/ are/ is. - No, S + am not/ aren’t/ isn’t. |
Q: Do/ Does (not) + S + V (nguyên thể)? A: - Yes, S + do/ does. - No, S + don’t/ doesn’t. |
|
Ví dụ |
Q: Are you an engineer? (Bạn có phải là kỹ sư không? A: Yes, I am. (Đúng vậy) No, I am not. (Không phải) |
Q: Does she go to work by taxi? (Cô ấy đi làm bằng taxi phải không?) A: Yes, she does. (Có) No, she doesn’t. (Không) |
b. Câu nghi vấn sử dụng từ hỏi bắt đầu bằng Wh-
|
Động từ to “be” |
Động từ chỉ hành động |
|
Công thức |
Wh- + am/ are/ is (not) + S + N/Adj? |
Wh- + do/ does (not) + S + V (nguyên thể)….? |
|
Ví dụ |
- Where are you from? (Bạn đến từ đâu?) - Who are they? (Họ là ai?) |
- Where do you come from? (Bạn đến từ đâu?) - What do you do? (Bạn làm nghề gì?) |
always, constantly usually, frequently often, occasionally |
sometimes seldom, rarely every day/ week/ month ... |
Thì hiện tại đơn được sử dụng để:
Ví dụ |
Phân tích |
|
Chức năng 1. Diễn tả một thói quen hoặc hành động lặp đi lặp lại trong hiện tại |
Ví dụ 1: - I usually (get) …… up at 6 a.m. (Tôi thường thức dậy vào 6 giờ sáng.) A. get B. am getting C. will get |
Có từ tín hiệu usually, everyday chỉ những thói quen thường xảy ra ® Cần điền thì hiện tại đơn ® Loại B. am getting và C. will get ® Chọn A. Get |
Chức năng 2. Diễn tả một chân lý, sự thật hiển nhiên |
Ví dụ 2: - The Earth (move) ….. around the Sun. (Trái Đất quay quanh Mặt Trời) A. moved B. moves C. will move |
Trái Đất luôn luôn quay xung quanh Mặt Trời, đó là sự thật hiển nhiên và sẽ không bao giờ thay đổi ® Loại A. moved và C. will move ® Chọn B. moves |
Chức năng 3. Nói về một lịch trình có sẵn, chương trình, thời gian biểu cố định VD: train (tàu), plane (máy bay),... |
Ví dụ 3: - The plane (land) …… at 10 a.m. tomorrow. (Máy bay hạ cánh lúc 10 giờ sáng mai.) A. will land B. landed C. lands |
Tuy giờ hạ cánh là 10 sáng mai, nhưng đây là lịch trình đã được cố định và không thay đổi ® Sử dụng thì Hiện tại đơn ® Chọn C. lands |
Chức năng 4. Sử dụng trong câu điều kiện loại I |
Ví dụ 4: - If I (pass)…… this exam, my parents will take me to London. (Nếu tớ đỗ kỳ thi này, bố mẹ tớ sẽ đưa tớ đến London.) A. pass B. passed C. will pass |
Đây là câu điều kiện loại I, mệnh đề chứa If sử dụng thì Hiện tại đơn ® Loại B. passed và C. will pass ® Chọn A. pass |
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng thì hiện tại đơn. Chúc các bạn học tập vui vẻ! Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi.
———————————————
Grow Global Group
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.84.83.82
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
Hotline: 0836.032.711
• Cơ sở Đông Anh: 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0395.900.262
Khi học và giao tiếp tiếng Anh, chúng ta thường gặp nhiều trạng từ chỉ tần suất như "luôn luôn, thường xuyên, thông thường,..". Những từ này thường được sử dụng phổ biến trong thì hiện tại đơn để diễn tả những hành động lặp đi lặp lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng GGG tìm hiểu khái niệm, cách sử dụng để nâng cao hiểu biết về các trạng từ này nhé!
Trạng từ chỉ tần suất (adverbs of frequency) được sử dụng để diễn tả mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên của một hành động, sự việc, hay trạng thái nào đó. Chúng giúp ta biết một hành động xảy ra có thường xuyên hay không trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ về những câu có chứa trạng từ tần suất trong tiếng anh:
Mức độ (%) | Trạng từ tần suất | Nghĩa của trạng từ |
100 | Always | Luôn luôn |
90 | Usually | Thường xuyên |
80 | Normally/ Generally | Thông thường, theo lệ |
70 | Often/ Frequently | Thường |
50 | Sometimes | Thỉnh thoảng |
30 | Occasionally | Thỉnh thoảng lắm, hoặc tùy lúc |
10 | Seldom | Thỉnh thoảng lắm, tùy lúc |
5 | Hardly ever/ rarely | Hiếm khi, ít có, bất thường |
0 | Never | Không bao giờ |
Cách 1: Trạng từ tần suất được sử dụng khi người nói muốn diễn tả mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên của hành động
Ví dụ:
Cách 2: Trạng từ tần suất thường được sử dụng để đáp lại câu hỏi “How often?” (Bạn có thường xuyên làm gì đó không?)
Ví dụ:
→ They eat out at restaurants once or twice a month (Họ ăn ngoài nhà hàng một hoặc hai lần một tháng)
Ví dụ:
Ví dụ:
Ví dụ:
Ví dụ:
Ví dụ:
Ví dụ:
Trạng từ tần suất đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác ở cả văn nói và văn viết trong tiếng Anh. Việc hiểu rõ về lý thuyết, cách sử dụng dạng trạng từ này giúp chúng ta giao tiếp tự nhiên và lưu loát hơn, cũng như viết văn một cách chính xác và logic, đồng thời tự tin hơn trong quá trình làm bài tập, bài thi có liên quan đến trạng từ tần suất.
Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính từ trong tiếng Anh và thứ tự của chúng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với Grow Global Group!
———————————————
Grow Global Group
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.84.83.82
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
Hotline: 0836.032.711
• Cơ sở Đông Anh: 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0395.900.262
Giới thiệu tên là bài học cơ bản khi mới làm quen với tiếng Anh. Cách viết họ tên trong tiếng Anh có nhiều điểm khác với cách viết họ tên trong tiếng Việt. Nếu không nắm vững quy tắc viết họ tên bạn sẽ dễ khiến người nghe hiểu lầm và gọi sai tên của bạn. Bài viết hôm nay GGG sẽ giới thiệu tới bạn cách viết họ tên trong tiếng Anh các bạn nhé.
Có 3 khái niệm cơ bản liên quan đến tên gọi trong tiếng Anh các bạn cần nắm được là là First Name, Middle Name và Last Name.
Ví dụ khi một người giới thiệu tên đầy đủ là Harry James Potter. Bạn có thể nhận biết First Name ở đây là Harry, Middle Name là James và Last Name là Potter.
Lưu ý: đối với tên của người Việt Nam, ví dụ như Lưu Đinh Hương thì thứ tự có sự khác biệt một chút. Ở đây First Name là Hương, Middle Name là Đinh và Last Name là Lưu.
Văn hóa gọi tên của người Anh nói riêng và phương Tây nói chung có sự khác biệt đối với Việt Nam. Thông thường người Anh sẽ dùng họ (Last Name) để gọi nhau thay vì dùng tên (First Name) như người Việt. Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ trong sự khác biệt về văn hóa.
Có 4 cách gọi tên người được người Anh sử dụng thường xuyên.
Các khái niệm về tên gọi của một người trong tiếng Anh khá đơn giản. Nhưng cách dùng cụ thể trong từng trường hợp thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là chi tiết về cách viết cấu trúc họ tên đầy đủ trong tiếng Anh như sau:
Full Name = First Name + Middle Name + Last Name
(Tên đầy đủ = Tên riêng + Tên đệm + Họ)
Cấu trúc này ngược lại hoàn toàn với tiếng Việt nên nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ thấy bỡ ngỡ. Đối với người có tên Việt Nam là Lưu Đinh Hương, khi viết tên trong tiếng Anh sẽ bị đảo thành Hương Đinh Lưu.
Trong tiếng Anh, người ta thường sử dụng thêm danh xưng đi kèm với họ tên. Đây là cách gọi lịch sự với người khác. Cũng giống như tiếng Việt, chúng ta thường thêm các từ như ông, bà, ngài… trước tên chính thức để thể hiện thái độ tôn trọng.
Do là cách gọi tôn trọng nên danh xưng chỉ đi kèm với Full name hoặc Last Name của người được nhắc tới. Liền sau của danh xưng là dấu chấm câu ngăn cách với họ tên. Tuy nhiên đối với tên người bằng tiếng Việt thì người ta sẽ dùng First Name thay vì Last Name. Dưới đây là bảng tổng hợp của GGG về các danh xưng thông dụng trong tiếng Anh.
Danh xưng |
Nghĩa |
Đối tượng |
Cấu trúc |
Ví dụ |
Mr |
Quý ông, ông, ngài |
– Đàn ông chưa kết hôn – Đàn ông đã kết hôn |
Mr. Họ/ Họ và tên/ Chức danh |
Mr. Potter, Mr. Harry Potter |
Mrs |
Quý bà, bà |
– Phụ nữ đã kết hôn |
Mrs. Họ/ Họ và tên/ Chức danh |
Mrs. Granger, Mrs. Hermione Granger |
Ms |
Quý cô, cô |
– Phụ nữ chưa kết hôn – Không biết rõ tình trạng hôn nhân của đối tượng |
Ms. Họ/ Họ và tên/ Chức danh |
Ms. Lanna, Ms. Ginny Lanna |
Miss |
Quý cô, cô |
– Phụ nữ chưa kết hôn từ 16 – 30 tuổi |
Miss. Họ/ Họ và tên/ Chức danh |
Miss. Gomez, Miss. Selena Gomez |
Trong các giấy tờ nước ngoài, không phải lúc nào cũng điền đầy đủ Full name. Tùy vào trường hợp mà cách viết họ tên tiếng Anh sẽ khác nhau.
Trường hợp 1 là khai báo đầy đủ cả họ và tên. Bao gồm First Name, Middle Name, Last Name. Trong biểu mẫu sẽ có đầy đủ 3 mục trên, bạn chỉ cần điền vào từng ô cụ thể.
Ví dụ đối với tên người Việt là Hoàng Thúy Mai, sau khi khai báo người Anh sẽ hiểu tên của bạn là Mai Thuy Hoang.
Trường hợp 2 là biểu mẫu chỉ có 2 mục là First Name và Last Name. Nếu tên của bạn có Middle Name thì có thể khai báo theo hai cách như sau. Cách 1 là gộp Middle Name với First Name, cách 2 là gộp Middle Name với Last Name.
Ví dụ với tên người Việt là Hoàng Thúy Mai, nếu khai báo theo cách 1 người Anh sẽ hiểu tên của bạn là Thuy Mai Hoang. Nếu khai báo theo cách 2, người Anh sẽ hiểu tên của bạn là Mai Hoang Thuy.
Trong tiếng Anh, khi chưa biết tên đối tượng giao tiếp thì có thể sử dụng các danh xưng như Sir (dành cho nam giới) và Madam (dành cho nữ giới). Vậy làm sao để hỏi họ tên một người trong tiếng Anh?
Cách đơn giản nhất là sử dụng mẫu câu cơ bản “What is your + Name”. Chẳng hạn bạn muốn hỏi họ và tên của một người thì có thể dùng “What is your Full Name?”. Câu trả lời thông dụng là “My name is …”. Tương tự như vậy với cách hỏi First Name, Middle Name, Last Name.
Trong tiếng Anh vẫn còn nhiều cách hỏi và trả lời họ tên một cách lịch sự mà không hề nhàm chán. Nếu bạn không muốn sử dụng mẫu câu cơ bản trên thì có thể tham khảo các cách hỏi và trả lời dưới đây.
Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu về cách giới thiệu tên trong tiếng Anh chuẩn không khiến người nghe bị bối rối hoặc gọi sai tên của bạn.
Hãy liên hệ với GGG để được hỗ trợ.
———————————————
Grow Global Group
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.84.83.82
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
Hotline: 0836.032.711
• Cơ sở Đông Anh: 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0395.900.262
Tell, talk, say, và speak là bốn từ tiếng Anh thường được sử dụng để diễn đạt ý nghĩa của việc truyền đạt thông tin từ một người này sang người khác. Mặc dù chúng có thể có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng.
"Tell" (kể) thường được sử dụng để chỉ hành động truyền đạt thông tin cụ thể từ người nói đến người nghe. Điều này thường bao gồm việc truyền đạt một câu chuyện, một thông điệp hay một lời khuyên. Khi sử dụng "tell," chúng ta thường đề cập đến việc nói rõ người nào được thông báo và nội dung cụ thể của thông điệp. Ví dụ: "She told me a funny story about her trip."
"Talk" (nói chuyện) thường được sử dụng khi chúng ta bàn luận, trao đổi ý kiến hoặc thảo luận với người khác. Điều này thường ám chỉ việc tham gia vào một cuộc trò chuyện hoặc diễn thuyết. Khi sử dụng "talk," chúng ta thường tập trung vào quá trình nói chuyện chứ không nhất thiết phải đề cập đến nội dung cụ thể. Ví dụ: "We talked about our plans for the weekend."
"Say" (nói) thường được sử dụng khi chúng ta trích dẫn, diễn tả hoặc tường thuật những gì người khác đã nói. Điều này ám chỉ việc truyền đạt một lời nói cụ thể mà không đề cập đến người nói. Khi sử dụng "say," chúng ta thường tập trung vào nội dung cụ thể của câu nói. Ví dụ: "He said, 'I will be late for the meeting.'"
"Speak" (nói) thường được sử dụng khi chúng ta đề cập đến khả năng hoặc hành động của một người khi sử dụng ngôn ngữ. Điều này ám chỉ việc sử dụng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác để giao tiếp. Khi sử dụng "speak," chúng ta thường tập trung vào khả năng hoặc hành động chung của người nói. Ví dụ: "She speaks three languages fluently."
Tóm lại, mặc dù "tell," "talk," "say," và "speak" đều liên quan đến việc truyền đạt thông tin, chúng có những mục đích và cách sử dụng khác nhau. "Tell" thường ám chỉ việc truyền đạt thông tin cụ thể cho một người khác, "talk" thường ám chỉ việc tham gia vào một cuộc trò chuyện, "say" thường ám chỉ việc trích dẫn hoặc diễn tả những gì người khác đã nói, và "speak" thường ám chỉ khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn thêm thông tin hoặc sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí:
Grow Global Group - GGG
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline / Zalo/ SMS : 0966.84.83.82
• Cơ sở Đông Anh : 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
- Hotline/ Zalo/ SMS: 0395 900 262
• Cơ sở Lạc Long Quân: Số 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
- Hotline: 0399.857.710
Trong một bữa ăn, đặc biệt là khi bạn cùng những người nước ngoài, việc chúc ngon miệng bằng tiếng Anh và duy trì cuộc trò chuyện với những câu giao tiếp về ăn uống là rất quan trọng. Điều này giúp bữa ăn diễn ra suôn sẻ hơn và tạo thêm niềm vui cho mọi người.
Lưu ý: Cấu trúc có ‘would like’ sẽ mang sắc thái trang trọng hơn những cấu trúc câu khác.
Khi bạn muốn mời ai đó một bữa ăn/uống ở ngoài, bạn có những mẫu câu tiếng Anh sau để áp dụng:
Nếu mối quan hệ thân thiết và bạn muốn mời về nhà dùng bữa. hãy tham khảo những mẫu sau:
Bắt đầu một bữa ăn, chắc chắn không thể thiếu những lời chúc ngon miệng. Trong tiếng Anh có rất nhiều cách chúc ngon miệng khác nhau. Bạn sẽ dùng mẫu câu nào nếu muốn chúc bữa trưa ngon miệng, hay chúc bữa tối ngon miệng bằng tiếng Anh?
Để chúc người khác ngon miệng bằng tiếng Anh, câu "Bon appétit!" là một trong những câu thông dụng nhất. Nó có nguồn gốc từ tiếng Pháp và được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh để chúc một bữa ăn ngon lành. Bạn cũng có thể sử dụng câu "Enjoy your meal!" hoặc "Hope you enjoy your food!" để thể hiện lời chúc tốt đẹp. Dưới đây là các cách để nói chúc ngon miệng bằng tiếng Anh đơn giản & dễ áp dụng:
Khi bạn muốn hỏi người khác muốn thêm đồ ăn, bạn có thể sử dụng câu "Would you like some more?" hoặc "Can I get you seconds?" để mời họ lấy thêm. Nếu bạn muốn giúp đỡ người khác trên bàn ăn, câu "Let me pass that to you" hoặc "Here, let me get that for you" là tinh tế và lịch sự:
Cấu trúc 1: Chủ ngữ + be (chia theo chủ ngữ và thì) + tính từ |
Ví dụ:
This grilled chicken is so mouth-watering.
⟶ Món gà nướng này thật ngon mắt.
This soup is so creamy.
⟶ Món súp này thật béo ngậy.
This broth is a little too spicy for me.
⟶ Nước dùng này hơi cay quá đối với tôi.
Cấu trúc 2: Chủ ngữ + taste(s) + tính từ (diễn tả vị) |
Ví dụ:
Your home-cooked spaghetti tastes amazing.
⟶ Món mì spaghetti nhà nấu của bạn có vị thật tuyệt.
Cấu trúc 3: Chủ ngữ + smell(s) + tính từ (diễn tả mùi) |
Ví dụ:
This sauce smells quite pungent.
⟶ Cái sốt này có mùi hơi nồng.
Cấu trúc 4: Chủ ngữ + look(s) + tính từ (diễn tả phần nhìn) |
Ví dụ:
The vegetables look so fresh.
⟶ Rau củ trông tươi quá.
Đôi khi có những trường hợp bạn không thực sự hài lòng về món ăn, bạn có thể góp ý một cách tế nhị như sau:
Tên gọi (tiếng Anh) | Mô tả | Nhiệt độ | Chú giải | |
---|---|---|---|---|
Thịt sống (Raw) | Thịt sống 100%, không qua nấu nướng. Thịt còn tươi rói, nóng ấm | Chế biến món ăn này với thịt không sạch có nguy cơ nhiễm giun sán cao, không nên thử để đảm bảo an toàn sức khỏe. | ||
Tái sống (Blue rare hay Extra-rare hay Blue) | Thịt chín 10%. Miếng thịt sống được nướng sơ qua trong vài giây, bề ngoài hơi cháy xém, bên trong thịt vẫn còn lạnh, nhiệt độ trong miếng thịt khá thấp từ 10–29 độC, bên trong có màu đỏ tươi, và rất nhiều nước. | 46–49 °C | 115–125 °F | Dùng khi bên trong vẫn còn sống lạnh, để kích thích thêm vị giác thì nhiều người sẽ vắt thêm chanh cho có vị chua chua hoặc chấm sốt tiêu xanh xen kẽ cay nồng. Phổ biến nhất của độ chín này là kiểu "Pittsburgh rare" |
Tái/còn sống (Rare ) | Thịt chín 25%. Thịt được nướng trên vỉ sơ qua cho cháy xém bên ngoài, nhiệt độ chín của phần thịt bên trong sẽ đạt độ ấm nhẹ từ 30–51 độ C, phần giữa còn hơi lạnh, thịt còn màu đỏ tươi và vẫn mọng nước, bên ngoài sẽ hơi hồng và còn tươm máu. Thịt sẽ rất mềm do còn rất nhiều nước | 52–55 °C | 125–130 °F | Cần nướng ở cả hai bên mặt trong 2-2,5 phút, vì thời gian tiếp xúc với nhiệt lâu hơn, mỗi mặt và nhiệt tiếp xúc vào sâu trong giữa. Cấp độ chín của Rare nhỉnh hơn Blue rare vì thịt được nướng khoảng 2 phút mỗi mặt. Khi cắt ra, phần thịt bên trong vẫn đỏ tươi và mọng nước, nên dùng miếng thịt có độ dầy khoảng 1 đốt ngón tay. |
Tái chín (Medium rare) | Thịt chín 50% (độ thịt chín và sống cân bằng 50%). Bề ngoài thịt cháy xém nhưng bên trong miếng thịt đã ấm hoàn toàn, có màu đỏ tươi ở giữa nhạt đi, còn khoảng 40% màu đỏ tươi. Độ chín của thịt tăng dần hơn, bề mặt thịt sẽ có màu nâu, phần bên trong sẽ không có màu đỏ tươi như cấp độ Rare mà sẽ nhạt đi, chuyển sang tái hồng, phần thịt tái hồng nhiều hơn, bề mặt thịt có màu nâu mỏng, nhiệt độ thịt sẽ ở trong khoảng 57–63 độ C, kiểu này vẫn còn nhiều nước nhưng ít hơn Rare |
55–60 °C | 130–140 °F | Để đạt độ chín tái-Medium rare (thịt cân bằng sống-chín), nướng mỗi mặt thịt trong khoảng thời gian 3–4 phút, canh đều thời gian. Nướng mỗi mặt từ 2-3 phút sẽ cho ra mức chín này. Bò bít tết loại Medium rare được nhiều người nhận xét là ngon vì sự vừa phải của nó, thịt mềm, không quá chín mất hết chất nhưng cũng không quá sống để lo về vấn đề an toàn sức khỏe. Cấp độ tái chín Medium rare được người phương Tây ưa thích |
Chín vừa (Medium) | Thịt chín 75% (chín dần ở 75% phần thịt). Thịt cháy xém bên ngoài, bốn mặt bên màu nâu đậm, bên trong nóng, nhiệt độ thịt từ 63–68 độ C, thịt không còn màu đỏ tươi ở trong nữa mà chỉ còn ánh màu hồng khoảng 25%, thịt chỉ còn ít nước. Beefsteak kiểu medium sẽ đạt độ chín tái vừa tới, có độ ẩm ngọt bên trong. | 60–65 °C | 140–150 °F | Thịt được nướng kĩ hơn ở 4-6 phút mỗi mặt thịt mỗi bên mỗi mặt để thịt đạt độ chín 75%. Đây là cấp độ bít tết (Beefsteak) được nhiều thực khách là người châu Á chọn để thưởng thức khá nhiều và cũng là độ chín lý tưởng cho những thực khách lần đầu thưởng thức món ăn này vì độ chín tái vừa tới, thịt nóng nhưng vẫn còn độ ẩm ngọt bên trong. |
Chín tới (Medium well) | Thịt chín 90%. Bên ngoài thịt đã thành màu nâu tái và miếng thịt không còn nước, thịt lúc này chín dần đều, phần thịt bên trong chỉ còn một chút màu hồng nhẹ, bên ngoài thịt xém màu rám nâu. Nhiệt độ thịt nóng hơn ở 72-77 °C khi nướng xong | 65–69 °C | 150–155 °F | Beefsteak kiểu chín tới (Medium well) thì thịt sẽ được nướng khoảng 5 phút mỗi mặt để thịt chín dần đều. Để có bò bít tết loại này cần canh khoảnh khắc thật chuẩn bởi sự chuyển đổi giữa Medium (chín vừa) – Medium well (chín tới)– Well done (chín hẵn) là rất nhanh. |
Chín đều hay chín hẳn hay chín hoàn toàn hay chín kỹ (Well done) | Thịt chín 100%. Phần thịt đã thành một màu nâu hoàn toàn, phần thịt bên ngoài hơi cháy xém nhưng không quá khô, không được quá cháy, bên trong nhiệt độ chín của thịt từ 77 độ C trở lên, thịt ráo, có màu nâu hấp dẫn, tỏa độ thơm nhất trong các cấp độ. | 71 °C+ | 160 °F+ | Đây là cấp độ chín hẳn sẽ được nướng trong 6 phút. Với kiểu Beefsteak này, mỗi mặt thịt sẽ được nướng trong thời gian 6 phút thì thịt mức độ này là chín đều hoàn toàn. Thịt khi nướng xong với nhiệt độ trên 77 độ C, thịt vẫn đạt chuẩn độ mềm và không quá khô nhưng vì thịt không có nước và sẽ dai. |
Chín cháy hay chín khét (Overcooked) | Miếng thịt sẽ khô ráp và cháy khét hoặc cháy xém | >71 °C | >160 °F | Do nấu quá lâu hoặc quá tay, để quá lửa, thao tác mang tính đoản vị. |
Sau khi bữa ăn kết thúc, bạn có thể sử dụng câu "Thank you for the wonderful meal" hoặc "That was a delicious meal, thank you" để cảm ơn người chủ nhà hoặc người đã nấu nướng. Nếu bạn muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc hơn, bạn có thể sử dụng câu "I truly appreciate your hospitality and the amazing food" hoặc "I'm so grateful for the lovely meal and your kind hospitality." Hoặc các mẫu câu sau cũng thể hiện thành ý cảm ơn sau bữa ăn:
Câu 1: Have you had breakfast/lunch/dinner?⟶ Bạn ăn sáng/trưa/tối chưa?
Not yet. I’m starving now.⟶ Chưa. Tôi đang đói lắm đây này.
Câu 2: What are you going to eat now?⟶ Bây giờ bạn định ăn gì?
I haven’t decided yet. Maybe something that has broth.⟶ Tôi chưa quyết định được nữa. Có thể là món gì đó có nước dùng.
Câu 3: Can you recommend a nearby place where I can buy something for lunch?⟶ Bạn có thể giới thiệu một chỗ bán đồ ăn trưa ở gần đây không?
Sure! There is a convenience store at the corner of the street. You can quickly get something delicious there.⟶ Được chứ! Có một cửa hàng tiện lợi ở góc đường. Bạn có thể nhanh chóng mua món gì ngon ngon ở đó.
Câu 4: What do you usually have for breakfast/lunch/dinner?⟶ Bạn thường ăn uống gì vào bữa sáng/trưa/tối?
Câu trả lời 1:
For breakfast, I usually have bánh mì. When I have time, I eat phở or bún bò.⟶ Vào bữa sáng, tôi thường ăn bánh mì. Khi tôi có thời gian, tôi ăn phở hoặc bún bò.
Câu trả lời 2:
I usually have boiled vegetables, some pork, beef or fish and some rice for lunch/dinner.⟶ Tôi thường ăn rau củ luộc, thịt heo, thịt bò hoặc cá và cơm vào bữa trưa/tối.
Câu 5: Are you allergic to any food?⟶ Bạn có bị dị ứng với đồ ăn gì không?
Sadly, yes. I’m allergic to shrimps.⟶ Đáng buồn là có. Tôi dị ứng với tôm.
Câu 6:Do you often cook?⟶ Bạn có thường nấu ăn không?
Câu trả lời 1:
Absolutely. I love cooking. I cook for my family every day.⟶ Có chứ. Tôi yêu việc nấu ăn. Tôi nấu cho gia đình mỗi ngày.
Câu trả lời 2:
I’m not into cooking, so I rarely cook. I prefer ordering or eating out.⟶ Tôi không thích nấu ăn nên tôi hiếm khi nấu lắm. Tôi thích gọi đồ về hay ăn ngoài hơn.
Câu trả lời 3:
I want to, but I don’t have time.⟶ Tôi cũng muốn lắm nhưng tôi không có thời gian.
Câu 7: Do you skip meals?⟶ Bạn có bỏ bữa không?
I sometimes skip breakfast. I oversleep, so I have to rush to work immediately.⟶ Tôi thi thoảng có bỏ bữa sáng. Tôi ngủ quên nên phải chạy vội đến chỗ làm ngay.
Bài viết đã giới thiệu các mẫu câu giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh, các tình huống sử dụng, cách hỏi và trả lời đối với câu hỏi tron tình huống giao tiếp hàng ngày chủ đề về ăn uống. Hy vọng sau bài viết này, người học sẽ có cơ hội củng cố lại kiến thức và vận dụng tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn thêm thông tin hoặc sự hỗ trợ:
Grow Global Group - GGG
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline / Zalo/ SMS : 0966.84.83.82
• Cơ sở Đông Anh : 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
- Hotline/ Zalo/ SMS: 0395 900 262
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
- Hotline: 0399.857.710
Từ “dear” là một từ vô cùng quen thuộc trong tiếng Anh, nhưng ít ai hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ này. Và từ “dear” là một từ có nhiều ý nghĩa. Đây là từ được sử dụng nhiều trong cả văn nói lẫn văn viết. Trong mỗi loại từ thì “Dear” mang một ý nghĩa và có thể dịch theo nghĩa riêng để câu văn trở nên mượt mà và có ý nghĩa hơn.
Ví dụ:
Jenna, my dear fellow (Jenna, bạn thân mến của tôi)
Cùng tìm hiểu những ý nghĩa khác của dear qua phần tiếp theo nhé.
1. Dear là tính từ sẽ có nghĩa là thân yêu, mến yêu, thân mến, yêu quá,yêu thích hoặc rất thích
Jenna was a very dear friend. (Jenna là một người bạn rất thân yêu)
Alex was very dear to me. (Alex rất yêu quý tôi)
This place is very dear to them - They came here on our honeymoon.
(Nơi này rất thân thương đối với họ - Họ đến đây vào tuần trăng mật.)
What a dear little puppy! (Thật là một chú cún con thân yêu !)
My dear Sophie - how nice to see you! (Sophie thân mến của tôi - rất vui được gặp bạn!)
2. Được sử dụng ở đầu thư để chào người mà bạn đang viết thư cho, Kính thưa, thưa, thân mến. Lời nhắn nhủ thân thương nhất có thể được sử dụng trong một lá thư để chào người bạn yêu thương
Dear Students/Teachers, Dear Kerrilin/ sister and brother/Ms. Samson /Sir
(Thân gửi học sinh, kính gửi giáo viên, thân gửi Kerrilin / anh và chị / Bà. Samson / thưa ngài)
Dearest Peter, I think of you every day. (Peter thân yêu nhất, tôi nghĩ về bạn mỗi ngày.)
3. Được dùng để sự đáng yêu, dễ thương, dễ mến:
They will always remember our dear departed friends.
(Họ sẽ luôn nhớ đến những người bạn thân yêu đã ra đi của chúng tôi.)
In loving memory of my dear husband, who departed this life on 17 May, 1988.
(Để tưởng nhớ đến người chồng thân yêu của tôi, người đã từ giã cõi đời này vào ngày 17 tháng 5 năm 1988.)
My dear son arranged this whole holiday for me.
(Con trai thân yêu của tôi đã sắp xếp toàn bộ kỳ nghỉ này cho tôi.)
Lalida is such a dear, kind person - she would never hurt anyone.
(Lalida là một người thân yêu, tốt bụng - cô ấy sẽ không bao giờ làm tổn thương bất cứ ai.)
Look what those dear girls have bought me for my birthday!
(Nhìn xem những cô bé thân yêu đó đã mua gì cho tôi nhân ngày sinh nhật của tôi!)
4. Dear là một tính từ được sử dụng để tốn kém quá nhiều, đắt đỏ.
The food was good but very dear. (Các món ăn rất ngon nhưng đắt đỏ.)
The closets are beautiful but, the shop is a dear shop (Áo quần rất đẹp nhưng cửa hàng này thật đắt đỏ.)
5. Ngoài ra dear còn được sử dụng như một đại từ cảm thán, được sử dụng để bày tỏ sự khó chịu, thất vọng, không vui hoặc ngạc nhiên, ôi trời...
Oh dear! I’ve lost my car key again. (Ôi chao! Tôi lại bị mất chìa khóa ô tô.)
Oh dear, my heart aches! ( Trời ơi, sao mà tôi đau tim thế này!)
Oh dear, I have to go to work again (Trời ơi, tôi lại phải đi làm à!)
6. Dear danh từ có ý nghìa là một người tốt bụng
Annie's such a dear - she's brought me breakfast in bed every morning this week.
(Annie thật là một người thân yêu - cô ấy mang bữa sáng trên giường cho tôi vào mỗi buổi sáng trong tuần này.)
7. Được sử dụng để xưng hô với người mà bạn yêu quý hoặc thân thiện, không được sử dụng giữa nam giới, -Một người được yêu thích hoặc rất thích
Here's your receipt, dear. (Đây là biên nhận của bạn, thân mến.)
Would you like a little milk , dear? (Bạn có muốn uống ít sữa không?)
Anna’s such a dear. (Anna thật là một người thân yêu.)
8. Dear được sử dụng để xưng hô với ai đó một cách thân thiện, đặc biệt. người bạn yêu hoặc một đứa trẻ
Have something to eat, dear. (Ăn gì đi con.)
What a dear girl (Thật là một cô bé đáng yêu)
Thật là bất ngờ với những ý nghĩa của từ Dear trong tiếng Anh đúng không nào? Qua bài viết thì các bạn đã biết được “dear” là gì và sử dụng như thế nào rồi đúng không nào. Từ "Dear" được sử dụng để tạo ra một sự kết nối tình cảm và tôn trọng với người nhận trong các tình huống giao tiếp bằng văn bản. Tuy nhiên, khi sử dụng từ này, hãy lưu ý ngữ cảnh và mối quan hệ với người nhận để đảm bảo rằng từ "Dear" phù hợp và mang ý nghĩa thích hợp trong tình huống cụ thể.
Cùng theo dõi kênh học tiếng Anh GrowGlobalGroup để có thật nhiều kiến thức hay và bổ ích để phục vụ cho việc học tiếng Anh của bản thân nhé.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn thêm thông tin hoặc sự hỗ trợ:
Grow Global Group - GGG
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline / Zalo/ SMS : 0966.84.83.82
• Cơ sở Đông Anh : 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
- Hotline/ Zalo/ SMS: 0395 900 262
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
- Hotline: 0399.857.710
Không chỉ có cụm từ "Thank you", trong tiếng Anh còn có rất nhiều từ và cụm từ khác để biểu đạt sự cảm kích và biết ơn, và chúng có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Trong bài viết này, GGG sẽ cung cấp cho bạn những cách khác nhau để nói cảm ơn trong tiếng Anh, giúp bạn giao tiếp linh hoạt và phù hợp với ngữ cảnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều cách đơn giản và phổ biến để bày tỏ sự cảm kích. Bạn có thể kết hợp những mẫu câu dưới đây với tên của người mà bạn muốn cảm ơn để biểu đạt lòng biết ơn bằng tiếng Anh một cách cụ thể hơn.
Câu tiếng Anh | Cách dùng | Ví dụ minh họa |
Thank you! | “Cảm ơn bạn!” Dùng cho những trường hợp giao tiếp bình thường lẫn trang trọng. |
Thank you! I really enjoyed it. Cảm ơn bạn! Tôi thật sự thích nó. Thank you for lending me the notebook. Cảm ơn bạn đã cho tôi mượn cuốn sổ. |
Thanks. | “Cảm ơn!” Dùng trong tình huống giao tiếp bình thường |
Thanks for your help. Cảm ơn sự giúp đỡ từ bạn. Thanks a lot for taking me home. Cảm ơn vì đã đưa tôi về nhà. |
Thank you so much / very much! | “Cảm ơn bạn rất nhiều!” Dùng khi cần nhấn mạnh sự cảm ơn. |
Thank you so much for lunch. It was delicious. Cảm ơn bạn rất nhiều về bữa trưa. Nó thật sự rất ngon. Thank you very much for helping me complete my task today. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ hôm nay. |
Để thể hiện sự cảm kích hoặc truyền tải thông điệp ẩn ý đến người nghe trong những tình huống đặc biệt hơn, bạn có thể sử dụng những câu cảm ơn dưới đây.
Câu tiếng Anh |
Cách dùng | Ví dụ minh họa |
I owe you one | “Tôi nợ bạn một sự giúp đỡ” Thường đi kèm phía sau từ “Thanks!”, nhằm nhấn mạnh sự cảm kích và thiện ý đền đáp lại trong tương lai. |
Thanks for sending me the meeting recap file, I owe you one! Cảm ơn vì đã gửi cho tôi bản tóm tắt cuộc họp, tôi nợ bạn một sự giúp đỡ. Thanks for staying late with me. I really owe you one. Cảm ơn vì đã ở lại muộn cùng tôi. Tôi thực sự nợ bạn một sự giúp đỡ. |
I appreciate it/that… | “Tôi cảm kích vì điều đó” Cảm kích sự giúp đỡ của đối phương đã mang lại thành quả lớn cho mình. |
Thank you for your advice, that’s really helpful to me. I appreciate it. Cảm ơn lời khuyên của bạn, điều đó thật sự hữu ích với tôi. Tôi rất cảm kích. All the help you gave me today, I really appreciate that. Tất cả những gì bạn đã giúp đỡ tôi hôm nay, tôi thật sự đánh giá cao điều đó. |
Thanks a bunch (dear) | “Cảm ơn rất nhiều!” Dùng để nói lời cảm ơn nhưng với hàm ý mỉa mai, giận hờn vì hành động đó có thể đã mang đến phiền phức cho bản thân. Thường được dùng với bạn bè hoặc người thân. |
You told Anna that I liked her brother? Thanks a bunch! Bạn đã nói với Anna rằng tôi thích anh trai của cậu ấy? Cảm ơn nhiều nhé! You spoiled my first date. Thanks a bunch, dear. Cậu đã phá hỏng buổi hẹn hò đầu tiên của tôi rồi! Cảm ơn nhiều nhé, cậu bạn thân mến! |
Để thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự trong những tình huống trang trọng như tham dự sự kiện hoặc trao đổi với đối tác, khách hàng, bạn có thể sử dụng những câu cảm ơn bằng tiếng Anh dưới đây.
Câu tiếng Anh |
Cách dùng | Ví dụ minh họa |
Thanks a lot Thanks a ton |
“Cảm ơn nhiều” Thể hiện lời cảm ơn đơn giản trong tình huống giao tiếp tức thì với đối tác. |
Thanks a lot! I really need a cup of tea now! Cảm ơn nhiều nhé! Tôi thực sự đang cần một tách trà lúc này. Thanks a ton! You’re the best for thinking of me. Cảm ơn nhiều nhé! Thật tuyệt vời khi bạn đã nghĩ đến tôi. |
I cannot thank you enough for … | “Tôi không biết cảm ơn bạn thế nào mới đủ” Thể hiện sự cảm ơn đặc biệt khi ai đó đã giúp đỡ bạn vượt qua tình huống khó khăn. |
I can’t thank you enough for your help when I was unemployed. Tôi không biết cảm ơn thế nào mới đủ về sự giúp đỡ của bạn khi tôi thất nghiệp. I cannot thank you enough for a great experience on time. Tôi không biết cảm ơn thế nào mới đủ về những trải nghiệm tuyệt vời trong thời gian này. |
I’m so grateful for… I’m so thankful for… |
“Tôi rất biết ơn về…” Bày tỏ sự cảm ơn với đồng nghiệp, đối tác đã giúp đỡ mình một việc gì đó |
We’re so thankful for the trust from my customer. Chúng tôi rất biết ơn về sự tin tưởng từ quý khách hàng. It was a very difficult time, but you made it easier. I’m so grateful for your support. Đó là quãng thời gian rất khó khăn nhưng bạn đã giúp nó dễ dàng hơn. Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn rất nhiều. |
Email là một phương tiện trao đổi công việc thông dụng với khách hàng và đối tác. Một email chứa lời cảm ơn tinh tế và đúng chuẩn sẽ khiến người nhận cảm thấy được đánh giá cao và muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn. Bạn có thể tham khảo những cách nói cảm ơn dưới đây để sử dụng trong email công việc.
Câu tiếng Anh | Cách dùng | Ví dụ minh họa |
Thank you for your consideration. | “Cảm ơn vì sự xem xét của bạn” Thường được viết sau khi gửi tài liệu chào bán sản phẩm hoặc email xin việc. |
Thank you for your consideration of our new policy. Cảm ơn bạn vì đã xem xét chính sách mới của chúng tôi. If you have read here, thank you for your consideration. Please contact us… Nếu bạn đã đọc đến đây, rất cảm ơn bạn vì đã quan tâm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi… |
Sincerely thanks! | “Chân thành cảm ơn!” Thường được dùng trong thư cảm ơn gửi đối tác, khách hàng. |
Sincere thanks to all of you. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn My company sincerely thanks customers for trusting in our service. Công ty chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của chúng tôi. |
Many thanks | “Cảm ơn nhiều” Cách bày tỏ lời cảm ơn một cách thân mật khi kết thúc email trao đổi. |
My problem was solved, many thanks. Vấn đề của tôi đã được giải quyết – cảm ơn rất nhiều. Many thanks for your help once again. Rất cảm ơn sự giúp đỡ của bạn một lần nữa. |
Khi giao tiếp bằng tin nhắn văn bản, nhiều người thường viết tắt lời cảm ơn để trao đổi thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tham khảo một số cách nói cảm ơn trong tiếng Anh bằng từ viết tắt khi nhắn tin được dùng thông dụng dưới đây.
Câu Tiếng Anh | Cách viết tắt | Dịch nghĩa |
Thanks! | Thnx/ Thanx / Thx | Cảm ơn! |
Thank you! | Ty | Cảm ơn bạn! |
Thank you so much! | Tysm | Cảm ơn bạn rất nhiều! |
Ok, thanks! | Kthx | Đồng ý, cảm ơn! |
Thank you for everything! | Tyfe | Cảm ơn vì mọi thứ! |
Nếu bạn nhận được lời cảm ơn từ ai đó, vậy làm sao để bạn đáp lại họ một cách chân tình, phù hợp? Sau đây là những cách đơn giản, ngắn gọn để đáp lại lời cảm ơn trong tiếng Anh.
Câu Tiếng Anh | Dịch nghĩa |
You’re welcome./ You're more than welcome. | Không có chi./ Chào mừng bạn nhiều hơn. |
My pleasure./ It was my pleasure. | Đó là vinh hạnh của tôi. |
It was nothing. | Không có gì. |
No big deal. | Không có gì to tát cả đâu. |
Think nothing of it. | Đừng nghĩ nhiều về nó. |
No problem. | Không vấn đề gì. |
Glad to help. | Vui được giúp đỡ. |
Don't mention it. | Không cần đề cập đến nó. |
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn thêm thông tin hoặc sự hỗ trợ:
Grow Global Group - GGG
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline / Zalo/ SMS : 0966.84.83.82
• Cơ sở Đông Anh : 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
- Hotline/ Zalo/ SMS: 0395 900 262
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
- Hotline: 0399.857.710
Khi được hỏi: “How are you?”, có phải chúng ta đã quen và công thức nhàm chán với phản ứng câu trả lời là: “I am fine, thank you. And you?” mà chúng ta được học khi ngồi trên ghế nhà trường. Hôm nay hãy cùng GGG thử ngay những câu trả lời thú vị dưới đây nhé:
1. Khi bạn trong trạng thái rất tốt
Very well, thanks. And you? (Rất tuyệt, cảm ơn cậu. Còn cậu?)
Pretty fair. ( Rất tuyệt.)
I’m on the top of the world. (Mình đang rất sung sướng đây.)
I’m AWAP. (as well as possible). Tốt nhất có thể.
Better yesterday but not as good as I will be tomorrow. (Tốt hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.)
I’m feeling really grateful for this beautiful day. (Tôi cảm thấy rất tuyệt cho ngày tuyệt đẹp hôm nay.)
Can’t complain. (Không chê vào đâu được.)
Getting stronger. (Đang trở nên mạnh mẽ hơn.)
I’m fine, thanks/ So so, thanks/ I’m OK, thanks. (Tôi ổn, cảm ơn cậụ)
I’m alright. ( Tôi bình thường.)
Not my best day, but not my worst day either. (Không phải ngày tốt nhất, cũng không phải ngày tệ nhất của tôi.)
I’m still alive. (Tôi vẫn sống sót.)
Not giving up. (Vẫn đang cố gắng.)
Improving. (Đang tiến triển.)
Really bad. (Rất tệ.)
I’m not on a good mood. (Không được tốt lắm.)
I’m trying to stay positive. (Đang cố gắng lạc quan.)
Not in the mood to say how I feel, but thanks for asking me.
Không có tâm trạng để mà nói rằng tôi thấy thế nào, nhưng cảm ơn cậu vì đã hỏi han.
I get knocked down, but I’ll get up again.
Tôi đang bị xuống tinh thần đây, nhưng rồi sẽ tốt trở lại thôi.
You can’t know pleasure without pain, right?
Cậu không thể biết đến niềm vui mà không có đau khổ đúng không?
Các cấu trúc tương tự "How are you?" bao gồm:
Các cấu trúc này thường được sử dụng để chào hỏi và bắt đầu một cuộc trò chuyện bình thường. Các câu trả lời cho các cấu trúc này thường tương tự như các câu trả lời cho câu hỏi "How are you?"
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn thêm thông tin hoặc sự hỗ trợ:
Grow Global Group - GGG
• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline / Zalo/ SMS : 0966.84.83.82
• Cơ sở Đông Anh : 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội
- Hotline/ Zalo/ SMS: 0395 900 262
• Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội
- Hotline: 0399.857.710