Câu Giao Tiếp Tiếng Anh Thông Dụng - Chủ Đề Ăn Uống
11:33:00 14/08/2023

Trong một bữa ăn, đặc biệt là khi bạn cùng những người nước ngoài, việc chúc ngon miệng bằng tiếng Anh và duy trì cuộc trò chuyện với những câu giao tiếp về ăn uống là rất quan trọng. Điều này giúp bữa ăn diễn ra suôn sẻ hơn và tạo thêm niềm vui cho mọi người.

1. Mẫu câu mời người khác đi ăn/uống

Lưu ý: Cấu trúc có ‘would like’ sẽ mang sắc thái trang trọng hơn những cấu trúc câu khác.

1.1. Mời người khác đi ăn ở ngoài

Khi bạn muốn mời ai đó một bữa ăn/uống ở ngoài, bạn có những mẫu câu tiếng Anh sau để áp dụng:

  • Ms. …, we would like to invite you out for lunch/dinner. We can go on discussing our plan during the meal if you would love to. Would you have time for that? ⟶ Bà …, chúng tôi muốn mời bà dùng bữa trưa/bữa tối. Chúng ta có thể tiếp tục thảo luận về kế hoạch nếu bà muốn. Không biết bà có thời gian không?
  • Mr. …, would you like to join us for lunch/dinner? There is a well-known restaurant near our company. ⟶ Ông …, ông có muốn dùng bữa trưa/bữa tối với chúng tôi không? Có một nhà hàng có tiếng gần công ty chúng tôi.
  • Would you like to go out for breakfast/lunch/dinner with me/us?⟶ Bạn có muốn ra ngoài để dùng bữa sáng/bữa trưa/bữa tối với tôi/chúng tôi?
  • I was wondering if you would like to eat out with me. I know a great nearby place.⟶ Tôi đang nghĩ không biết bạn có muốn ra ngoài ăn với tôi không. Tôi biết một chỗ rất tuyệt ở gần đây.
  • Do you want to check out the Japanese restaurant opposite our company? ⟶ Bạn có muốn thử/đi thử nhà hàng đồ Nhật đối diện công ty chúng ta không?
  • My friends have just recommended a great restaurant to me. Do you want to come with me? ⟶ Các bạn tôi mới giới thiệu một nhà hàng rất tuyệt cho tôi. Bạn có muốn đi cùng tôi không?
  • Would you like to grab a drink after work?⟶ Bạn có muốn đi uống gì đó sau khi tan làm?
  • Are you free for a drink this Sunday? ⟶ Chủ Nhật này bạn có rảnh để đi uống gì đó (với tôi/chúng tôi) không?

1.2. Mời người khác về nhà dùng bữa

Nếu mối quan hệ thân thiết và bạn muốn mời về nhà dùng bữa. hãy tham khảo những mẫu sau:

  • We’re having home-cooked beefsteak this evening. Would you like to come and join us?⟶ Chúng tôi sẽ ăn bít-tết nhà làm tối nay. Bạn muốn đến dùng bữa cùng chúng tôi chứ?
  • We would like to invite you and your family to our place for dinner this Friday. Would you be free for that?⟶ Chúng tôi muốn mời bạn và gia đình đến chỗ chúng tôi dùng bữa tối thứ Sáu này. Các bạn có thời gian không?
  • Will you come to our dinner tonight? There will be lots of your favorite dishes.⟶ Bạn sẽ đến dùng bữa tối cùng chúng tôi tối nay chứ? Sẽ có nhiều món ăn ưa thích của bạn.
  • Do you want to come to our place for lunch this Tuesday?⟶ Bạn có muốn đến chỗ chúng tôi ăn trưa thứ Ba này không?

2. Cách chúc ngon miệng thông dụng:

Bắt đầu một bữa ăn, chắc chắn không thể thiếu những lời chúc ngon miệng. Trong tiếng Anh có rất nhiều cách chúc ngon miệng khác nhau. Bạn sẽ dùng mẫu câu nào nếu muốn chúc bữa trưa ngon miệng, hay chúc bữa tối ngon miệng bằng tiếng Anh?

Để chúc người khác ngon miệng bằng tiếng Anh, câu "Bon appétit!" là một trong những câu thông dụng nhất. Nó có nguồn gốc từ tiếng Pháp và được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh để chúc một bữa ăn ngon lành. Bạn cũng có thể sử dụng câu "Enjoy your meal!" hoặc "Hope you enjoy your food!" để thể hiện lời chúc tốt đẹp. Dưới đây là các cách để nói chúc ngon miệng bằng tiếng Anh đơn giản & dễ áp dụng:

  • Bon appétit!(UK:/ˌbɒn.æp.əˈti/ US /bɑːn.æp.əˈtit/)⟶ Chúc ngon miệng!
  • Enjoy your meal!⟶ Chúc bạn dùng bữa ngon miệng!
  • Help yourself! There’s plenty of food.⟶ Cứ ăn tự nhiên nhé! Có nhiều đồ ăn lắm.
  • Wishing you a good lunch meal!⟶ Chúc bạn có bữa trưa ngon miệng!
  • Wish you a delicious dinner!⟶ Chúc bạn có bữa tối ngon miệng!
  • Hope you like these dishes!⟶ Mong là bạn thích các món ăn này!
  • Hope these dishes serve your taste well!⟶ Mong là những món này hợp với khẩu vị của bạn!
  • Get stuck in!⟶ Ăn mạnh lên nhé!
Bạn có thể luyện tập và sử dụng những câu chúc ngon miệng bằng tiếng Anh này vào thực tế vì nó vô cùng dễ nhớ!

3. Cách mời dùng món (thêm):

  • You may want to try this dish. It’s my mother’s special recipe.⟶ Có thể bạn sẽ muốn thử món này. Công thức đặc biệt của mẹ tôi đấy.
  • Why don’t you try this chicken? You always love chicken.⟶ Sao bạn không thử món gà này xem? Bạn luôn thích ăn gà mà.
  • Help yourself with that beef! It’s delicious!⟶ Bạn hãy lấy cho bản thân món bò đó đi! Món đó gon đấy!
  • Would you like some apple juice?⟶ Bạn có muốn uống nước ép táo không?
  • Would you like some more apple juice?⟶ Bạn có muốn uống thêm nước ép táo không?
  • Would you like me to get you some more soup?⟶ Bạn có muốn tôi lấy thêm súp cho bạn không?
  • Shall I get you some (more) fish?⟶ Tôi lấy (thêm) cho bạn ít cá nhé?

4. Mẫu câu hỏi thêm đồ ăn, nhờ giúp đỡ trên bàn ăn

Khi bạn muốn hỏi người khác muốn thêm đồ ăn, bạn có thể sử dụng câu "Would you like some more?" hoặc "Can I get you seconds?" để mời họ lấy thêm. Nếu bạn muốn giúp đỡ người khác trên bàn ăn, câu "Let me pass that to you" hoặc "Here, let me get that for you" là tinh tế và lịch sự:

  • Can I have some more ice cream, please?⟶ Cho tôi xin thêm chút kem được không?
  • Could you pass me the salt? I can’t reach it.⟶ Bạn có thể đưa tôi lọ muối không? Tôi không với tới được.
  • Could you help me get some soup, please?⟶ Bạn có thể giúp tôi lấy ít súp được không?
  • Can I have another spoon/fork/pair of chopsticks, please?⟶ Tôi có thể xin thêm một cái thìa/cái dĩa (nĩa)/ đôi đũa không?

5. Cách mô tả thức ăn:

5.1. Từ vựng tiếng Anh mô tả đồ ăn

  • eatable (adj.) /ˈiːtəbl/ : mùi vị ăn cũng được, không quá ngon
  • tasty (adj.) /ˈteɪsti/ : ngon, kém ‘delicious’ một chút
  • delicious (adj.) /dɪˈlɪʃəs/ : ngon, cao hơn ‘delicious’ một chút
  • mouth-watering (adj.) /ˈmaʊθ wɔːtərɪŋ/ : ngon mắt hoặc có mùi thơm
  • fresh (adj.) /freʃ/ : tươi
  • stale (adj.) /steɪl/ : cũ, đã để lâu; ôi
  • sweet (adj.) /swiːt/ : ngọt
  • bitter (adj.) /ˈbɪtər/ : đắng
  • sour (adj.) /ˈsaʊər/ : chua
  • salty (adj.) /ˈsɔːlti/ : mặn
  • spicy (adj.) /ˈspaɪsi/ : cay
  • bland (adj.) /blænd/ : nhạt
  • tasteless (adj.) /ˈteɪstləs/ : không có vị hoặc có vị rất nhạt/nhẹ
  • rich (adj.) /rɪtʃ/ : chứa nhiều chất béo, bơ, trứng khiến người ăn mau no hoặc ngán
  • creamy (adj.) /ˈkriːmi/ : mịn và béo ngậy như kem; chứa nhiều kem
  • soft (adj.) /sɔːft/ : mềm
  • hard (adj.) /hɑːrd/ : cứng
  • crunchy (adj.) /ˈkrʌntʃi/ : giòn mà cứng
  • crispy (adj.) /ˈkrɪspi/ : giòn xốp, mềm hơn ‘crunchy’
  • dry (adj.) /draɪ/ : khô
  • moist (adj.) /mɔɪst/ : ẩm
  • aromatic (adj.) /ˌærəˈmætɪk/ : có mùi thơm
  • pungent (adj.) /ˈpʌndʒənt/ : có mùi hoặc vị nồng hay nặng

5.2. Một số cách đơn giản nhận xét đồ ăn

Cấu trúc 1: Chủ ngữ + be (chia theo chủ ngữ và thì) + tính từ

Ví dụ:
This grilled chicken is so mouth-watering.
⟶ Món gà nướng này thật ngon mắt.
This soup is so creamy.
⟶ Món súp này thật béo ngậy.
This broth is a little too spicy for me.
⟶ Nước dùng này hơi cay quá đối với tôi.

Cấu trúc 2: Chủ ngữ + taste(s) + tính từ (diễn tả vị)

Ví dụ:
Your home-cooked spaghetti tastes amazing.
⟶ Món mì spaghetti nhà nấu của bạn có vị thật tuyệt.

Cấu trúc 3: Chủ ngữ + smell(s) + tính từ (diễn tả mùi)

Ví dụ:
This sauce smells quite pungent.
⟶ Cái sốt này có mùi hơi nồng.

Cấu trúc 4: Chủ ngữ + look(s) + tính từ (diễn tả phần nhìn)

Ví dụ:
The vegetables look so fresh.
⟶ Rau củ trông tươi quá.

5.3. Một số cách góp ý tế nhị

Đôi khi có những trường hợp bạn không thực sự hài lòng về món ăn, bạn có thể góp ý một cách tế nhị như sau:

  • This dish tastes so good. It would be even better with some garlic.
    ⟶ Món ăn này rất ngon. Nó sẽ còn ngon hơn nữa nếu có thêm tỏi.
  • To me, this dish lacks a bit of salt, but it’s still worth trying.
    ⟶ Đối với tôi, món này hơi thiếu muối một xíu, nhưng vẫn đáng thử.
  • You can try adding some star anise. It would make the dish even better.
    ⟶ Bạn có thể thử thêm ít đại hồi. Nó sẽ khiến món ăn của bạn càng ngon hơn.

5.4. Độ chín của thịt (tiếng Anh: doneness)

Bảng phân tích
Tên gọi (tiếng Anh) Mô tả Nhiệt độ Chú giải
Thịt sống (Raw) Thịt sống 100%, không qua nấu nướng. Thịt còn tươi rói, nóng ấm Chế biến món ăn này với thịt không sạch có nguy cơ nhiễm giun sán cao, không nên thử để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tái sống (Blue rare hay Extra-rare hay Blue) Thịt chín 10%. Miếng thịt sống được nướng sơ qua trong vài giây, bề ngoài hơi cháy xém, bên trong thịt vẫn còn lạnh, nhiệt độ trong miếng thịt khá thấp từ 10–29 độC, bên trong có màu đỏ tươi, và rất nhiều nước. 46–49 °C 115–125 °F Dùng khi bên trong vẫn còn sống lạnh, để kích thích thêm vị giác thì nhiều người sẽ vắt thêm chanh cho có vị chua chua hoặc chấm sốt tiêu xanh xen kẽ cay nồng. Phổ biến nhất của độ chín này là kiểu "Pittsburgh rare"
Tái/còn sống (Rare ) Thịt chín 25%. Thịt được nướng trên vỉ sơ qua cho cháy xém bên ngoài, nhiệt độ chín của phần thịt bên trong sẽ đạt độ ấm nhẹ từ 30–51 độ C, phần giữa còn hơi lạnh, thịt còn màu đỏ tươi và vẫn mọng nước, bên ngoài sẽ hơi hồng và còn tươm máu. Thịt sẽ rất mềm do còn rất nhiều nước 52–55 °C 125–130 °F Cần nướng ở cả hai bên mặt trong 2-2,5 phút, vì thời gian tiếp xúc với nhiệt lâu hơn, mỗi mặt và nhiệt tiếp xúc vào sâu trong giữa. Cấp độ chín của Rare nhỉnh hơn Blue rare vì thịt được nướng khoảng 2 phút mỗi mặt. Khi cắt ra, phần thịt bên trong vẫn đỏ tươi và mọng nước, nên dùng miếng thịt có độ dầy khoảng 1 đốt ngón tay.
Tái chín (Medium rare) Thịt chín 50% (độ thịt chín và sống cân bằng 50%). Bề ngoài thịt cháy xém nhưng bên trong miếng thịt đã ấm hoàn toàn, có màu đỏ tươi ở giữa nhạt đi, còn khoảng 40% màu đỏ tươi.
Độ chín của thịt tăng dần hơn, bề mặt thịt sẽ có màu nâu, phần bên trong sẽ không có màu đỏ tươi như cấp độ Rare mà sẽ nhạt đi, chuyển sang tái hồng, phần thịt tái hồng nhiều hơn, bề mặt thịt có màu nâu mỏng, nhiệt độ thịt sẽ ở trong khoảng 57–63 độ C, kiểu này vẫn còn nhiều nước nhưng ít hơn Rare
55–60 °C 130–140 °F Để đạt độ chín tái-Medium rare (thịt cân bằng sống-chín), nướng mỗi mặt thịt trong khoảng thời gian 3–4 phút, canh đều thời gian. Nướng mỗi mặt từ 2-3 phút sẽ cho ra mức chín này. Bò bít tết loại Medium rare được nhiều người nhận xét là ngon vì sự vừa phải của nó, thịt mềm, không quá chín mất hết chất nhưng cũng không quá sống để lo về vấn đề an toàn sức khỏe. Cấp độ tái chín Medium rare được người phương Tây ưa thích
Chín vừa (Medium) Thịt chín 75% (chín dần ở 75% phần thịt). Thịt cháy xém bên ngoài, bốn mặt bên màu nâu đậm, bên trong nóng, nhiệt độ thịt từ 63–68 độ C, thịt không còn màu đỏ tươi ở trong nữa mà chỉ còn ánh màu hồng khoảng 25%, thịt chỉ còn ít nước. Beefsteak kiểu medium sẽ đạt độ chín tái vừa tới, có độ ẩm ngọt bên trong. 60–65 °C 140–150 °F Thịt được nướng kĩ hơn ở 4-6 phút mỗi mặt thịt mỗi bên mỗi mặt để thịt đạt độ chín 75%. Đây là cấp độ bít tết (Beefsteak) được nhiều thực khách là người châu Á chọn để thưởng thức khá nhiều và cũng là độ chín lý tưởng cho những thực khách lần đầu thưởng thức món ăn này vì độ chín tái vừa tới, thịt nóng nhưng vẫn còn độ ẩm ngọt bên trong.
Chín tới (Medium well) Thịt chín 90%. Bên ngoài thịt đã thành màu nâu tái và miếng thịt không còn nước, thịt lúc này chín dần đều, phần thịt bên trong chỉ còn một chút màu hồng nhẹ, bên ngoài thịt xém màu rám nâu. Nhiệt độ thịt nóng hơn ở 72-77 °C khi nướng xong 65–69 °C 150–155 °F Beefsteak kiểu chín tới (Medium well) thì thịt sẽ được nướng khoảng 5 phút mỗi mặt để thịt chín dần đều. Để có bò bít tết loại này cần canh khoảnh khắc thật chuẩn bởi sự chuyển đổi giữa Medium (chín vừa) – Medium well (chín tới)– Well done (chín hẵn) là rất nhanh.
Chín đều hay chín hẳn hay chín hoàn toàn hay chín kỹ (Well done) Thịt chín 100%. Phần thịt đã thành một màu nâu hoàn toàn, phần thịt bên ngoài hơi cháy xém nhưng không quá khô, không được quá cháy, bên trong nhiệt độ chín của thịt từ 77 độ C trở lên, thịt ráo, có màu nâu hấp dẫn, tỏa độ thơm nhất trong các cấp độ. 71 °C+ 160 °F+ Đây là cấp độ chín hẳn sẽ được nướng trong 6 phút. Với kiểu Beefsteak này, mỗi mặt thịt sẽ được nướng trong thời gian 6 phút thì thịt mức độ này là chín đều hoàn toàn. Thịt khi nướng xong với nhiệt độ trên 77 độ C,  thịt vẫn đạt chuẩn độ mềm và không quá khô nhưng vì thịt không có nước và sẽ dai.
Chín cháy hay chín khét (Overcooked) Miếng thịt sẽ khô ráp và cháy khét hoặc cháy xém >71 °C >160 °F Do nấu quá lâu hoặc quá tay, để quá lửa, thao tác mang tính đoản vị.

6. Cách cảm ơn sau bữa ăn:

Sau khi bữa ăn kết thúc, bạn có thể sử dụng câu "Thank you for the wonderful meal" hoặc "That was a delicious meal, thank you" để cảm ơn người chủ nhà hoặc người đã nấu nướng. Nếu bạn muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc hơn, bạn có thể sử dụng câu "I truly appreciate your hospitality and the amazing food" hoặc "I'm so grateful for the lovely meal and your kind hospitality." Hoặc các mẫu câu sau cũng thể hiện thành ý cảm ơn sau bữa ăn:

  • Thank you so much for the meal! I enjoyed it a lot.⟶ Cảm ơn rất nhiều về bữa ăn! Tôi đã ăn rất ngon.
  • Thank you for inviting me to your breakfast/lunch/dinner! You guys are the best cooks I have ever known.⟶ Cảm ơn vì đã mời tôi đến ăn sáng/trưa/tối! Các bạn là những người nấu ăn ngon nhất tôi từng biết.
  • Thank you for taking me out for dinner! The next time will be my turn.⟶ Cảm ơn vì đã đưa tôi ra ngoài ăn tối! Lần tới sẽ đến lượt tôi nhé.
  • Thank you for taking me to such a great restaurant! I had a wonderful time with you here.⟶ Cảm ơn bạn đã dẫn tôi đến một nhà hàng thật chất lượng! Tôi đã có một thời gian tuyệt vời với bạn tại đây.
  • It was such a great meal. Thank you so much!⟶ Quả là một bữa ăn tuyệt vời. Cảm ơn nhiều nhé!
  • I enjoyed the meal a lot. Thank you for inviting me!⟶ Tôi rất thích bữa ăn này. Cảm ơn vì đã mời tôi!

7. Một số câu hỏi thường gặp chủ đề ăn uống

Câu 1: Have you had breakfast/lunch/dinner?⟶ Bạn ăn sáng/trưa/tối chưa?
Not yet. I’m starving now.⟶ Chưa. Tôi đang đói lắm đây này.

Câu 2: What are you going to eat now?⟶ Bây giờ bạn định ăn gì?
I haven’t decided yet. Maybe something that has broth.⟶ Tôi chưa quyết định được nữa. Có thể là món gì đó có nước dùng.

Câu 3: Can you recommend a nearby place where I can buy something for lunch?⟶ Bạn có thể giới thiệu một chỗ bán đồ ăn trưa ở gần đây không?
Sure! There is a convenience store at the corner of the street. You can quickly get something delicious there.⟶ Được chứ! Có một cửa hàng tiện lợi ở góc đường. Bạn có thể nhanh chóng mua món gì ngon ngon ở đó.

Câu 4: What do you usually have for breakfast/lunch/dinner?⟶ Bạn thường ăn uống gì vào bữa sáng/trưa/tối?
Câu trả lời 1:
For breakfast, I usually have bánh mì. When I have time, I eat phở or bún bò.⟶ Vào bữa sáng, tôi thường ăn bánh mì. Khi tôi có thời gian, tôi ăn phở hoặc bún bò.
Câu trả lời 2:
I usually have boiled vegetables, some pork, beef or fish and some rice for lunch/dinner.⟶ Tôi thường ăn rau củ luộc, thịt heo, thịt bò hoặc cá và cơm vào bữa trưa/tối.

Câu 5: Are you allergic to any food?⟶ Bạn có bị dị ứng với đồ ăn gì không?
Sadly, yes. I’m allergic to shrimps.⟶ Đáng buồn là có. Tôi dị ứng với tôm.

Câu 6:Do you often cook?⟶ Bạn có thường nấu ăn không?

Câu trả lời 1:
Absolutely. I love cooking. I cook for my family every day.⟶ Có chứ. Tôi yêu việc nấu ăn. Tôi nấu cho gia đình mỗi ngày.

Câu trả lời 2:
I’m not into cooking, so I rarely cook. I prefer ordering or eating out.⟶ Tôi không thích nấu ăn nên tôi hiếm khi nấu lắm. Tôi thích gọi đồ về hay ăn ngoài hơn.

Câu trả lời 3:
I want to, but I don’t have time.⟶ Tôi cũng muốn lắm nhưng tôi không có thời gian.

Câu 7: Do you skip meals?⟶ Bạn có bỏ bữa không?
I sometimes skip breakfast. I oversleep, so I have to rush to work immediately.⟶ Tôi thi thoảng có bỏ bữa sáng. Tôi ngủ quên nên phải chạy vội đến chỗ làm ngay.

Bài viết đã giới thiệu các mẫu câu giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh, các tình huống sử dụng, cách hỏi và trả lời đối với câu hỏi tron tình huống giao tiếp hàng ngày chủ đề về ăn uống. Hy vọng sau bài viết này, người học sẽ có cơ hội củng cố lại kiến thức và vận dụng tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu muốn thêm thông tin hoặc sự hỗ trợ:

Grow Global Group - GGG

• Hội sở: Toà nhà Hải Vân - 129B Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

- Hotline / Zalo/ SMS : 0966.84.83.82

• Cơ sở Đông Anh : 78 Cao Lỗ, Đông Anh, Hà Nội

- Hotline/ Zalo/ SMS: 0395 900 262

•  Cơ sở Lạc Long Quân: 12/175 Lạc Long Quân, Hà Nội

- Hotline: 0399.857.710

Shareing